• Gợi ý từ khóa:
  • Áo thun nam body, áo ba lỗ, áo tập gym,...

Những Điều Cần Biết Về Sỏi Niệu Đạo Ở Nam Giới!

  • Nguyễn Hoàng Hải
  • KHỎE
  • 26/06/2018

Sỏi tiết niệu là do sự kết thạch của các chất khoáng có trong nước tiểu. Chúng kết thành thể rắn nhỏ, bám trên các bức tường của thận hoặc bàng quang. Qua một thời gian dài, chúng có kích thước to dần thành những viên sỏi cứng. Sỏi niệu đạo có thể hình thành tại chỗ hay từ bàng quang di chuyển tới làm hẹp niệu đạo 1 phần hay toàn bộ và gây nên rối loạn bài xuất nước tiểu đường tiết niệu dưới. Phần lớn sỏi niệu đạo nằm ở niệu đạo trước với những vị trí sau: xoang tuyến tiền liệt, hành niệu đạo gốc dương vật, hố thuyền niệu đạo. Sỏi ở đây có thành phần hóa học như sỏi ở thận, ở bàng quang, chủ yếu là oxalate, urat, phosphate. Sỏi có thể được hình thành tại niệu đạo do túi thừa ở gốc dương vật hoặc do chít hẹp. 

Những người có tiền sử sỏi tiết niệu, sau mổ tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo… có nguy cơ bị sỏi niệu đạo rất cao.

Nguyên nhân:

- Đa số sỏi di chuyển từ bàng quang xuống.

- Do chít hẹp niệu đạo, do túi thừa niệu đạo.

- Hẹp- viêm dính bao quy đầu.

Sỏi niệu đạo thường có những triệu chứng biểu hiện sau:

- Khó tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu đầu bãi.

 - Người bệnh thấy khó tiểu, tắc đái một cách đột ngột, có khi bí tiểu hoàn toàn, cố rặn cũng chỉ tiểu ra vài giọt nước tiểu màu đỏ.

- Kèm theo đó là cơn đau quặn vùng hạ vị do bí đái hoàn toàn.

- Sỏi ở trong túi thừa niệu đạo thì không gây rối loạn tiểu tiện, mặc dù sỏi phát triển khá to. Nhưng các triệu chứng viêm nhiễm bao giờ cũng xuất hiện: đái đục, viêm niệu đạo.

- Người bị sỏi niệu đạo có tâm lý lo lắng, sợ hãi khi bí tiểu cấp, có thể có sốt khi nhiễm trùng tiết niệu.

- Dương vật có thể cương do đau, miệng sáo có máu rỉ ra, có sẹo mổ cũ…

-  Có thể sờ thấy sỏi dọc theo niệu đạo.

Khi đi khám các bác sĩ có thể phát hiện sỏi niệu quản bằng cách khám và làm các xét nghiệm: XQ khung chậu, XQ niệu đạo ngược dòng, XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị, UIV, siêu âm ổ bụng.

Cách điều trị:

Khi thấy các triệu chứng trên cần đi khám để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả, kịp thời.

Với mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau:

-  Sỏi kẹt niệu đạo ở cổ bàng quang: phải ổ cấp cứu lấy sỏi.

-  Sỏi kẹt niệu đạo:

+ Không bí đái nhiều : đặt sonde tiểu đẩy sỏi lên bàng quang sau tán sỏi nội soi.

+ Bí đái cấp, không đẩy lên được: mổ cấp cứu, mở niệu đạo lấy sỏi, xử trí nguyên nhân, thường là hẹp niệu đạo.

- Sỏi do túi thừa niệu đạo, rò niệu đạo:  mổ lấy sỏi và giải quyết nguyên nhân.

Những người bị sỏi niệu đạo cần lưu ý:

- Không nên uống rượu, cà phê, không nên ăn óc, tủy, xuống, nội tạng, súp lơ,...

- Nên uống nhiều nước, ăn rau quả tươi, nho,...

- Nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy nhẹ nhàng, đi xe đạp ngoài trời để kích thích thải sỏi ra ngoài. 

Kết hợp chế độ ăn và luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp việc điều trị sỏi niệu đạo có hiệu quả tốt hơn.

Bình luận

Danh sách bình luận

exceprent 12/10/2023

oxybutynin vialis shark tank BERLIN, July 21 Reuters Ata Ucertas, a doctor fromIstanbul with a moustache that curls up his cheeks, was welcomedwith open arms when he came to Germany this year, evidence of ashift in German attitudes as its population shrinks and labourbecomes scarce does viagra really work
0
X9 back to top